Firewall là gì? Chi tiết về công dụng cửa tường lửa

Tường lửa vốn được biết đến là một biện pháp giúp bảo vệ an toàn cho máy tính hữu hiệu. Tuy nhiên, bản chất Firewall là gì? công dụng ra sao bạn đã biết chưa? Nếu chưa thì sau đây sẽ là tổng hợp các thông tin về tường lửa để bạn có thể tham khảo. 

Firewall là gì? 

Firewall hay còn gọi là bức tường lửa, là bức rào chắn giữa mạng nội bộ (local network) với một mạng khác (chẳng hạn như internet), điều khiển lưu lượng ra vào giữa 2 mạng này. Được biết, nếu thiếu đi bức tường lửa thì lưu lượng ra vào mạng nội bộ sẽ không chịu bất kỳ sự điều tiết nào, còn một khi tường lửa được được xây dựng thì lưu lượng ra vào sẽ do các thiết lập trên tường lửa quy định. 


Firewall hay còn gọi là bức tường lửa, là bức rào chắn giữa mạng nội bộ
(local network) với một mạng khác

Chức năng của tường lửa

Công dụng chính của tường lửa là để bảo vệ an toàn mạng cho các thiết bị. 

Một tường lửa có thể lọc lưu lượng từ các nguồn truy cập nguy hiểm như hacker, một số loại virus tấn công để chúng không thể phá hoại hay làm tê liệt hệ thống của bạn. 

Ngoài ra, do các nguồn truy cập ra vào giữa mạng nội bộ và mạng khác đều phải thông qua tường lửa nên tường lửa còn có tác dụng theo dõi, phân tích các nguồn lưu lượng truy cập. Từ đó, có thể quyết định sẽ làm gì với những luồng lưu lượng đáng ngờ như khóa lại một số nguồn dữ liệu, không cho phép truy cập hoặc theo dõi một số giao dịch đáng ngờ nào đó. 

Nói một cách dễ hiểu hơn thì máy tính kết nối mạng internet thường đối mặt với nhiều rủi ro rình rập như nhiễm mã độc, mất cấp dữ liệu. Với tường lửa, cấu hình chính xác sẽ giúp máy tính “ẩn” mình một cách hiệu quả mà không lo bị hacker xâm nhập. Được biết, tường lửa không giống phần mềm diệt virus. Tuy nhiên, đây là công cụ giúp đảm bảo máy tính khỏi các cuộc tấn công mạng phổ biến. 

Chính vì công dụng tuyệt vời của tường lửa mà việc trang bị, thiết lập tường lửa là yếu tố vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với máy tính thường xuyên kết nối internet. 

Xem thêm:
Access point là gì? Phân biệt access point vs router, modem


Tường lửa giúp máy tính “ẩn” mình một cách hiệu quả mà không lo bị hacker xâm nhập

Tác dụng của tường lửa

Tường lửa mang đến rất nhiều tác dụng có lợi cho hệ thống máy tính như:

  • Đóng vai trò như một người canh gác kiểm tra tất cả các dữ liệu đi vào và đi ra từ mạng riêng. Tường lửa giúp ngăn chặn các truy cập trái phép vào mạng riêng bằng cách ngăn chặn. không cho traffic đó tiếp cận đến mạng riêng. 
  • Ngăn chặn các cuộc tấn công mạng. 
  • Hoạt động như một chốt chặt kiểm tra an ninh, giúp lọc toàn bộ thông tin kết nối qua internet vào mạng máy tính hay máy tính cá nhân. 
  • Dễ dàng kiểm soát các kết nối vào website từ đó hạn chế một số kết nối từ người dùng mà doanh nghiệp không mong muốn. 
  • Dễ dàng tùy chỉnh tường lửa theo nhu cầu sử dụng bằng cách thiết lập các chính sách bảo mật phù hợp.

Ưu điểm của tường lửa 

  • Có tính sẵn sàng cao: Cloud Firewall được kiến trúc với các tiếp cận điều khiển bằng hệ thống để đảm bảo mức độ sẵn sàng cao nhất. 
  • Trang bị VPN (mạng riêng ảo): Dịch vụ cloud Firewall cung cấp năng lượng VPN để loại bỏ nhu cầu cho nhiều thiết bị/ 
  • Hiệu suất cao:  Cloud Firewall có thể xử lý lượng tải thông lượng mạng vào giờ cao điểm để đảm bảo hiệu suất lớn nhất ngay cả của những môi trường phức tạp nhất. 

Firewall
Tường lửa có tính sẵn sàng cao, hiệu suất tốt và
Trang bị VPN (mạng riêng ảo)

Các tùy chọn triển khai tường lửa 

Theo như đánh giá của người dùng, khi máy tính có sự xâm nhập của malware, tường lửa khó có thể ngăn cản sự phá hoại của yếu tố này. Do vậy, bên cạnh tường lửa có sẵn của windows, bạn cần có thêm firewall hỗ trợ chạy song song (đối với  Windows XP) hoặc tích hợp firewall phần cứng trong router (đối với các phiên bản Windows khác).

Với sự tiến bộ bứt phá của công nghệ, ngày này càng có nhiều các tùy chọn triển khai tường lửa như: 

  • Stateful firewall (Tường lửa có trạng thái): giúp tăng tính bảo vệ của tường l ửabằng cách cho các lưu lượng nhất định truy cập đến người dùng cụ thể và chặn những truy cập tương tự đến người dùng khác. 
  • Next-generation firewalls (NGFW – Tường lửa thế hệ kế tiếp): giúp phân tích sâu các gói, phát hiện xâm nhập, kiểm tra lưu lượng mã hóa từ đó đảm bảo an toàn cho website hoặc hệ thống máy tính.
  • Proxy-based firewall (Tường lửa dựa trên proxy): Đóng vai trò là cổng kết nối giữa yêu cầu về dữ liệu của người dùng với nguồn dữ liệu, tường lửa giúp bảo vệ máy tính tránh được các đe dọa ẩn danh từ người yêu cầu thông tin đầu tiên.
  • Web application firewall (WAF – Tường lửa ứng dụng web): Đây là tường lửa dùng cho ứng dụng cụ thể. Chúng có tác dụng bảo vệ máy chủ của ứng dụng.
  • Phần cứng tường lửa: Thường là một máy chủ rất  đơn giản và hoạt động như một router chạy phần mềm tường lửa và lọc lưu lượng truy cập. 
  • Phần mềm tường lửa: giúp quản lý việc triển khai, phân tích, phản hồi các đe dọa từ lưu lượng truy cập.
  • Kiểm tra trạng thái: giúp thiết lặp cơ chế chặn lưu lượng truy cập chứa mối nguy tiềm ẩn.
  • Diệt virus: Tường lửa có khả năng phát hiện virus, các lỗ hổng trong lưu lượng mạng và bảo vệ website hay hệ thống máy tính khỏi các mối nguy này.
  • Intrusion Prevention Systems (IPS – Hệ thống phòng chống xâm nhập): có thể tích hợp vào Next-generation firewalls hoặc triển khai một cách độc lập giúp truy tìm chữ ký để có thể phát hiện những bất thường và kịp thời ngăn chặn sự xâm nhập vào mạng của doanh nghiệp.
  • Phân tích sâu các gói (DPI) – Data Loss Prevention (DLP – ngăn chặn mất dữ liệu): DPI có tính năng quan trọng giúp phân tích lưu lượng truy cập chi tiết, nhất là tiêu đề và dữ liệu lưu lượng. Ngoài ra, DPI còn có khả năng theo dõi lưu lượng gửi đi, đảm bảo những thông tin nhạy cảm không thể truy xuất khỏi mạng doanh nghiệp. 

Trên đây là tổng hợp các thông tin về Firewall là gì? Chi tiết về công dụng cửa tường lửa. Hy vọng rằng với những giải đáp trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về công nghệ này.

0981086768