Hiển thị tất cả 5 kết quả

Switch quang – IPNET

IPNET tự tin là địa chỉ cung cấp tất cả các loại switch quang mà bạn cần, đảm bảo chính hãng, tư vấn lựa chọn thiết bị phù hợp theo hệ thống mạng với giá thành tốt nhất!

1. Tìm hiểu về thiết bị chuyển mạch switch quang

Switch quang còn được biết đến với tên gọi khác là Fiber Switch. Đây là loại thiết bị điều khiển truyền thông được sử dụng trong hệ thống mạng quang học.

Hiểu đơn giản về switch quang là chúng có nguyên lý hoạt động khá giống với các thiết bị chuyển mạch mạng thông thường. Nhưng điểm khác biệ ở đây là thiết bị sử dụng tín hiệu ánh sáng thay vì điện để truyền và nhận dữ liệu. Chính vì thế mà switch quang có thể gia tăng về tốc độ và băng thông, cũng như cải thiện độ tin cậy do tín hiệu ánh sáng không bị ảnh hưởng bởi nhiễu từ sóng điện từ.

Hiện nay, switch quang được sử dụng phổ biến để kết nối các thiết bị mạng như máy tính, máy chủ, thiết bị lưu trữ và các thiết bị mạng khác thông qua cáp quang. So với các loại switch mạng sử dụng cáp đồng trục hay cáp xoắn, switch mạng quang có khả năng chuyển tiếp dữ liệu với tốc độ cao và ít thất thoát hơn đáng kể. Đặc biệt, một số sản phẩm Fiber Switch cao cấp còn có các tính năng mã hóa, phân vùng để vô hiệu hóa truy cập không mong muốn.

Switch quang
Switch quang

2. Mục đích sử dụng của switch quang là gì?

Switch quang đã và đang là một phần không thể thiếu trong các hệ thống mạng máy tính cũng như mạng viễn thông. Chức năng cũng như vai trò chính của thiết bị chuyển mạch này chính là để:

  • Kết nối đến nhiều máy chủ: Thiết bị chuyển mạch quang sẽ cung cấp một số lượng lớn các cổng dành cho kết nối cáp, từ đó cho phép định tuyến cấu trúc liên kết sao. Thông qua switch quang, ta có thể sử dụng để kết nối nhiều PC với mạng.
  • Chuyển tiếp tin nhắn đến một máy chủ cụ thể: Thiết bị chuyển mạch đóng vai trò như một chiếc cầu nối. Ở đây, switch quang sử dụng cùng một logic chuyển tiếp hoặc lọc trên mỗi cổng. Cụ thể thì khi bất kỳ máy chủ nào trên mạng hoặc bộ chuyển mạch gửi tin nhắn đến một máy chủ khác trên cùng mạng hoặc cùng một bộ chuyển mạch, thiết bị chuyển mạch sẽ nhận và giải mã các khung để đọc phần địa chỉ vật lý (MAC) của tin nhắn.
  • Quản lý lưu lượng: Đảm nhận chức năng quản lý lưu lượng truy cập vào hoặc thoát khỏi mạng và có thể kết nối các thiết bị như máy tính và điểm truy cập một cách dễ dàng.
  • Giữ cho tín hiệu điện không bị biến dạng: Khi một switch chuyển tiếp khung, thiết bị này sẽ tái tạo tín hiệu điện vuông không bị biến dạng.
  • Tăng băng thông mạng LAN: Thiết bị chuyển mạch có khả năng chia LAN thành nhiều miền xung đột với băng thông rộng độc lập. Nhờ đó mà nó sẽ làm tăng đáng kể băng thông của mạng LAN.

switch quang

3. Các cách phân loại switch quang trên thị trường

Có rất nhiều cách để phân loại, chia switch quang thành những dòng thiết bị phù hợp cho mỗi yêu cầu sử dụng khác nhau. Trong đó, cách thức phân loại phổ biến đang được áp dụng hiện nay để khách hàng có thể chọn mua sản phẩm thích hợp cho mình dựa trên các yếu tố như sau:

3.1. Dựa trên số lượng cổng quang

Phân loại switch quang dựa trên số lượng cổng kết nối là cách thức được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Tùy vào quy mô của từng hệ thống mà bạn hãy lựa chọn loại thiết bị với số cổng kết nối phù hợp. Một số sản phẩm phổ biến là:

  • Fiber Switch 2 cổng: Sử dụng cho quy mô văn phòng nhỏ, có thể kết nối giữa 2 thiết bị.
  • Fiber Switch 4 cổng: Có khả năng kết nối giữa 4 thiết bị, được ứng dụng cho hệ thống quy mô vừa.
  • Fiber Switch 8 cổng: Ứng dụng cho hệ thống lớn với khả năng kết nối giữa 8 thiết bị.
  • Fiber Switch 16 cổng: Dùng chủ yếu cho mạng doanh nghiệp, có khả năng kết nối giữa 16 thiết bị.
  • Fiber Switch 24 cổng: Sử dụng phổ biến trong các trung tâm dữ liệu, kết nối giữa 24 thiết bị.

Ngoài ra, switch quang còn được sản xuất với số lượng 48 cổng hoặc lớn hơn, đáp ứng được đủ mọi quy mô hệ thống mạng mà bạn cần lắp đặt.

3.2. Dựa trên tốc độ truyền dữ liệu

Khách hàng có thể lựa chọn thiết bị chuyển mạch trong mạng quang với nhiều mức độ truyền tải dữ liệu như sau:

  • Switch quang tốc độ 10Mbps: Đây là tốc độ truyền tải dữ liệu thấp, phù hợp cho các ứng dụng đơn giản.
  • Switch quang tốc độ 100Mbps: Đây là tốc độ truyền tải dữ liệu trung bình, phù hợp cho các ứng dụng văn phòng cơ bản.
  • Switch quang tốc độ 1Gbps: Loại switch này có tốc độ truyền dữ liệu cao, phù hợp cho các ứng dụng doanh nghiệp.
  • Switch quang tốc độ 10Gbps: Tốc độ truyền dữ liệu này đặc biệt phù hợp cho các ứng dụng trung tâm dữ liệu lớn.

3.3. Dựa trên tính năng quản lý

  • Fiber Switch unmanaged: Là dòng thiết bị chuyển mạch không có tính năng quản lý, chỉ có thể sử dụng ở chế độ mặc định.
  • Fiber Switch managed: Đây là dòng thiết bị chuyển mạch có tính năng quản lý, có thể được cấu hình và quản lý thông qua giao diện web hoặc CLI.

3.4. Dựa trên chuẩn kết nối

  • Switch quang SFP: Thiết bị chuyển mạch loại này sử dụng module SFP để kết nối với các thiết bị khác.
  • Switch quang 10GBASE-X: Các chuẩn kết nối 10GBASE-X phổ biến là SFP+, XFP, QSFP.

3.5. Dựa trên khả năng mở rộng

Switch trong mạng quang có thể cung cấp khả năng mở rộng bằng cách kết nối với các Switch quang khác.

3.6. Dựa trên môi trường lắp đặt và sử dụng

  • Switch quang trong nhà (Indoor): Sử dụng ở môi trường trong nhà với điều kiện ổn định.
  • Switch quang ngoài trời (Outdoor): Thiết kế chuyên dụng hoạt động ngoài trời với khả năng chống bụi, chống nước, chịu được các tác động hay môi trường thời tiết khắc nghiệt hơn.

switch quang

4. Những ưu điểm nổi bật của switch quang

Fiber Switch ngày càng được ưa chuộng và được xem là thiết bị xuất hiện phù hợp với sự phát triển của hệ thống mạng quang hiện đại. Thiết bị chuyển mạch trong mạng quang sở hữu những ưu điểm nổi bật sau đây:

  • Mang lại hiệu quả hơn đáng kể về tốc độ chuyển mạch so với hầu hết các loại Switch ở trước đó. Mạng cáp quang có ưu điểm là không phải đối mặt với tiếng ồn và EMI giúp tăng tốc độ cũng như giảm gián đoạn.
  • Giải quyết và loại bỏ tình trạng tắc nghẽn hoặc các vấn đề về lưu lượng mạng. Sợi quang cung cấp khả năng chịu nhiễu tốt, giảm nguy cơ mất mát dữ liệu và giữ cho mạng ổn định trong mọi điều kiện, kể cả là truyền dữ liệu đường dài.
  • Hỗ trợ các mức chất lượng dịch vụ (QoS) hiện có và tận dụng mạng một cách tối ưu, đặc biệt là trong trường hợp chuyển mạch gói tin.
  • Đặc biệt lý tưởng để sử dụng cho các hệ thống mạng có lưu lượng truy cập lớn và phức tạp.
  • Mang đến khả năng bảo vệ chuyển mạch. Cụ thể là nếu một sợi quang gặp sự cố, Switch sẽ định tuyến lại tín hiệu sang một sợi quang khác để không ảnh hưởng đến quá trình truyền tải và nhận tín hiệu.

5. Tính ứng dụng rộng rãi của switch quang

Ứng dụng phổ biến và được biết đến nhiều nhất của switch quang chính là để chia mạng cáp quang hay truyền tín hiệu quang đi xa trong một hệ thống mạng LAN-Quang. Nhưng trên thực tế thì ngoài hệ thống mạng Lan cáp quang, Fiber Switch còn được thiết kế sử dụng trong các dự án lớn như hệ thống giám sát Camera giao thông truyền tín hiệu qua cáp quang, kết nối nhiều mạng LAN cáp quang đến hàng trăm km.

Switch quang đã và đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số ví dụ điển hình có thể kể đến là:

  • Sử dụng trong các hệ thống mạng doanh nghiệp nhỏ, các hộ gia đình, hệ thống Camera IP giám sát, VoIP, thiết bị Wifi để trải nghiệm xem video, chia sẻ tệp file, hội nghị truyền hình mượt mà, không còn độ trễ.
  • Giúp cho các thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh smartphone, các thiết bị viễn thông có thể trao đổi dữ liệu, chia sẻ tài nguyên với nhau.
  • Triển khai làm hệ thống mạng Core cho các tòa nhà, ngân hàng, nhà máy, khu công nghiệp hoặc ứng dụng kết nối hệ thống truyền dẫn camera giám sát cho các dự án trong đô thị, thành phố smartcity hiện đại,…

fiber switch

6. Giá thành của các loại switch quang

Từ nhiều cách thức phân loại ở phía trên, ta có thể dễ dàng thấy giá của các loại thiết bị chuyển mạch được tính dựa trên nhiều yếu tố. Bên cạnh số lượng cổng, băng thông, tính năng, tốc độ truyền tải, khả năng mở rộng, tính năng quản lý, môi trường sử dụng, báo giá switch quang còn có sự chênh lệch tương đối khác biệt giữa những thương hiệu sản xuất khác nhau.

Hiện nay, IPNET đang là đơn vị phân phối chính thức thiết bị chuyển mạch từ nhiều thương hiệu nổi tiếng và uy tín trên thế giới cho khách hàng lựa chọn như: Cissco, Planet, TP-Link, Wintop, Optone, 3Onedata,… Vì kho sản phẩm của chúng tôi vô cùng đa dạng, để quý khách có thể lựa chọn được loại thiết bị với giá thành phù hợp, nhanh chóng nhất, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với IPNET thông qua Hotline: 0981 086 768 hoặc 0969 560 360.

7. Vì sao nên chọn mua switch quang tại IPNET?

Là thiết bị thiết yếu trong hệ thống mạng quang hiện đại, nhu cầu tìm mua gia tăng đã kéo theo số lượng các đơn vị cung cấp switch quang nhiều lên nhanh chóng. Nhưng để đảm bảo lựa chọn được thiết bị phù hợp, bên cạnh việc tìm hiểu về tính năng thì địa chỉ mua hàng uy tín, chính hãng cũng là một trong những yếu tố mà khách hàng cần cân nhắc hàng đầu.

IPNET tự hào là một trong những đơn vị phân phối các thiết bị mạng quang lớn tại Hà Nội. Đặc biệt, chúng tôi sở hữu kho switch quang với đầy đủ các chủng loại, thương hiệu thiết bị chuyển mạch uy tín với nhiều phân khúc giá thành khác nhau để khách hàng lựa chọn.

Đến với IPNET, quý khách sẽ luôn được hỗ trợ, tư vấn bởi đội kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Dựa trên nhu cầu cụ thể của từng khách hàng, chúng tôi sẽ giúp bạn chọn ra loại switch quang phù hợp, cam kết 100% hàng chính hãng, đầy đủ giấy tờ chứng nhận, chính sách bảo hành với giá thành cạnh tranh nhất trên thị trường.

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG IPNET

Trụ Sở: Số 139 Trần Hòa, Hoàng Mai, Hà Nội

Tel: 0981 086 768 – 0969 560 360

Email: ipnet268@gmai.com

0981086768