Tưởng rằng Ssid là một thuật ngữ xa lạ. Trên thực tế đây là thuật ngữ mô tả yếu tố quen thuộc là tên mạng Wi-Fi của bạn. Với Ssid bạn có thể dễ dàng phân biệt được các mạng Wifi với nhau. Để hiểu chi tiết hơn về Ssid, mời bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây!
Ssid là gì?
SSID (Service Set Identifier) là tên chính của mạng cục bộ không dây (Wireless Local Area Network hay WLAN) bao gồm mạng WiFi gia đình và công cộng.
Theo đó, SSID có thể là một chuỗi các chữ số hoặc chữ cái có độ dài tối đa 32 kí tự có phân biệt chữ hoa và chữ thường.
Ví dụ: WIFI ThietBiVienThong IPNET sẽ khác với tên Wifi “wifi thietbivienthong ipnet”. Và đây là 2 Ssid khác nhau.
Ngoài ra, các Ssid còn cho phép sử dụng với các ký tự đặc biệt như dấu cách, gạch dưới, dấu chấm,…
Cũng có thể nói rằng SSID là tên định danh mạng duy nhất được gắn ở trường header của gói tin truyền trong mạng LAN không dây và một mạng không dây có thể có nhiều SSID khác nhau, được phân tách độc lập với nhau.
Được biết, theo mặc định các Router sẽ có tên theo nhà sản xuất như Linksys, NETGEAR, D-Link,… Tuy nhiên SSID có thể thay đổi nên các mạng WiFi thường không có tên như vậy.
SSID (Service Set Identifier) là tên chính của mạng cục bộ không dây
Công dụng của SSID
Tự động hiển thị người dùng tìm kiếm các mạng Wifi chính là công dụng chính của SSID. Lúc này bạn sẽ thấy 1 hoặc rất nhiều SSID hiện ra trên giao diện. Trong trường hợp SSID được thiết lập tắt đi thì người khác không thể dò tìm wifi đó và điều này cũng đồng nghĩa với việc người dùng không thể truy cập vào mạng wifi đó được.
Tuy việc ẩn wifi là cách để hạn chế người khác truy cập vào wifi, thế nhưng đây cũng không phải là cách bảo mật tốt nhất. Nếu như có người vẫn muốn truy cập trái phép vào mạng Wifi của bạn thì dù bạn có ẩn SSID vẫn sẽ bị dò tìm bằng cách chặn tín hiệu truyền từ router đến máy của bạn.
Cách SSID hoạt động
Được sử dụng cho tất cả các điểm truy cập Wifi bao gồm cả mạng Wifi công cộng và gia đình. Các SSID được thiết kế để phân biệt các mạng Wifi trong khu vực khi có nhiều mạng không dây xuất hiện. Như vậy, người dùng có thể dễ dàng kết nối với chính xác điểm mạng mà bạn muốn truy cập.
Mặc dù SSID mặc định tên nhưng bạn hoàn toàn có thể đổi tên wifi theo mong muốn của mình theo quy định của nhà mạng nếu như bạn có quyền truy cập và cài đặt.
SSID được sử dụng cho tất cả các điểm truy cập Wifi bao gồm cả mạng Wifi công cộng và gia đình.
Thiết bị SSID sử dụng như thế nào?
Khi một thiết bị như điện thoại, máy tính đang hoạt động dò tìm wifi, tại giao diện dò tìm wifi của máy tính, điện thoại sẽ xuất hiện danh sách các mạng hiện có. Nếu là mạng không bảo mật bạn có thể kết nối luôn mà không cần nhập mật khẩu. Còn nếu là mạng có yêu cầu mật khẩu đòi hỏi bạn phải nhập đúng mật khẩu thì mới có thể truy cập. Thông thường mạng có yêu cầu mật khẩu sẽ có biểu tượng ổ khóa bên cạnh SSID.
Được biết, trên các Router không dây thường có chức năng tuỳ chọn để tắt SSID broadcast (ẩn SSID). Điều này cho phép mạng của bạn an toàn hơn và tăng bảo mật mạng wifi vì nó sẽ yêu cầu các thiết bị kết nối phải biết 2 mật khẩu. Người dùng phải tự tạo một hồ sơ với các thông số kết nối khác để kết nối với mạng.
Các hạn chế thường gặp của SSID
Bên cạnh những lợi ích giúp người dùng có thể dễ dàng nhận ra và thay đổi tên wifi của mình thì SSID còn có những hạn chế như:
- Tất cả mọi người sẽ truy cập được mạng nếu như mạng đó không được bảo mật. Trường hợp không đặt mật khẩu thì bạn có thể sử dụng SSID ẩn.
- Không nên đặt SSID mặc định vì có thể gây trùng nhau hoặc có thể kết nối sau với mạng bạn không mong muốn. Nếu bạn bị rơi mạng thiết bị sẽ tự kết nối với mạng khác cùng tên mà không bảo mật. Và điều này bạn sẽ hoàn toàn không biết.
- Không kiểm soát được việc đặt tên SSID: đây cũng là hệ luỵ gây ra rất nhiều cái tên SSID tranh cãi, chứa những ngôn từ xúc phạm hoặc các tin nhắn được mã hoá. Điều này gây ảnh hưởng tới việc quản lý và có thể gây thù địch.
Trên đây là các thông tin tổng quan về SSID. Hy vọng rằng với những phân tích trên giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ này.