Switch công nghiệp là gì? Phân loại, Ưu và Nhược điểm

03-10-2024
Cập nhật: 03-10-2024

Switch công nghiệp là gì? Đây là một sản phẩm công nghệ chuyển mạch công nghiệp được sản xuất để hoạt động trong nhiều điều kiện khác nhau. Ví dụ như nhà máy hoặc sản xuất công nghiệp,… Bài viết dưới đây mời bạn cùng IPNET tìm hiểu về khái niệm, ưu, nhược điểm và các vấn đề liên quan đến thiết bị này nhé.

Switch công nghiệp là gì?

Switch công nghiệp có tên tiếng anh là Industrial Ethernet Switch hay Industrial Switches (viết tắt IE Switch). Là một dòng thiết bị chuyển mạch được thiết kế đặc biệt nhằm để hoạt động trong môi trường công nghiệp khắc nghiệt. Thiết bị switch quang này thường được dùng trong các ứng dụng yêu cầu độ bền cao và có khả năng hoạt động liên tục. Chẳng hạn: trong ngành sản xuất, điều khiển công nghiệp, tự động hóa và trong hệ thống điều khiển giao thông.

Switch công nghiệp là gì

Thiết bị này có thể có nhiều loại cổng kết nối, bao gồm cổng SFP (Small Form-factor Pluggable) và cổng RJ45 (Ethernet). Được phân loại thành 3 loại là: không quản lý (Unmanaged), quản lý lớp 2 (Layer 2 managed) hay quản lý lớp 3 (Layer 3 managed). Tốc độ truyền tải dữ liệu của switch công nghiệp thường được đo bằng Mbps hay Gbps.

Các tốc độ phổ biến sẽ bao gồm 10/100Mbps (Fast Ethernet) và 10/100/1000Mbps (Gigabit Ethernet). Tuy nhiên, có các switch công nghiệp cũng hỗ trợ tốc độ 10Gbps hoặc có thể cao hơn để đáp ứng các yêu cầu mạng nhằm tăng cường hiệu suất.

Đặc điểm của Switch công nghiệp

Các switch công nghiệp là một sự lựa chọn lý tưởng cho môi trường làm việc đầy những khắc nghiệt. Những đặc điểm nổi bật của Switch công nghiệp có thể kể đến như:

  • Tuổi thọ và độ bền cao: Switch công nghiệp thường được thiết kế nhằm hoạt động trong thời gian dài, thường là trên 10 năm. Điều này giúp đảm bảo rằng các thiết bị mạng không cần phải được thay mới thường xuyên, giảm chi phí bảo trì và chi phí nâng cấp.
  • Khả năng vận hành trong môi trường khắc nghiệt: Switch công nghiệp thường có khả năng vận hành ở nhiệt độ cao lên tới 75°C hoặc thậm chí cao hơn. Nhằm đảm bảo thiết bị được dùng trong các môi trường công nghiệp và đầy khắc nghiệt mà không mắc vấn đề.
  • Chống cháy nổ: Một số dòng switch công nghiệp được thiết kế nhằm chống cháy nổ, làm cho chúng phù hợp hơn với những môi trường công nghiệp. Đặc biệt như trong nhà máy hóa chất, trong xưởng sản xuất, và nơi có nguy cơ cháy nổ cao.
  • Tốc độ truyền dữ liệu: Switch công nghiệp có thể hỗ trợ nhiều tốc độ truyền tải dữ liệu từ 10Mbit/s đến 1Gigabit/s. Với một số dòng sản phẩm Switch mới hỗ trợ tốc độ cao hơn như 10Gigabit/s thông qua cổng SFP/SFP+.
  • Các thiết bị switch công nghiệp có khả năng quản lý và độ bảo mật cao: với sự phát triển vượt trội của IoT, kết nối các thiết bị IoT và mạng internet sẽ yêu cầu khả năng quản lý và bảo mật cao. Chính vì thế các switch công nghiệp ngày nay được phát triển để có thêm các tính năng quản lý và độ bảo mật phù hợp với các yêu cầu này.
Đặc điểm của Switch công nghiệp
Đặc điểm của Switch công nghiệp

Ưu và nhược điểm của Switch công nghiệp mà bạn cần biết

Sau khi tìm hiểu về đặc điểm nổi bật của Switch công nghiệp thì ưu nhược điểm của thiết bị này cũng là những thông tin thật hữu ích mà bạn cũng không nên bỏ qua. Hãy cùng IPNET khám phá những ưu và nhược điểm của loại switch này là gì mà đã giúp sản phẩm trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người tiêu dùng.

Ưu điểm switch công nghiệp

Dưới đây là ưu điểm của switch công nghiệp mời bạn cùng theo dõi:

  • Có khả năng chống chịu tốt những thay đổi lớn về nhiệt độ hay điều kiện thời tiết khắc nghiệt từ môi trường.
  • Hiệu suất siêu chống nhiễu sử dụng loại cực kỳ tốt, luôn giải quyết những vấn đề chống nhiễu mạnh nhanh chóng.
  • Chống thấm nước, chống sét, chống giật, chống tĩnh điện cực kỳ tốt
  • Với thiết kế thông minh là nguồn điện dự phòng tiện lợi giúp phòng tránh sự cố hệ thống mất điện; đồng thời giúp gia tăng hiệu quả và mức độ tin cậy cho người dùng
  • Switch công nghiệp sở hữu cho mình kết cấu bền vững, đáp ứng tốt mọi tiêu chí trong nhiều ngành công nghiệp. Vòng đời hoạt động của switch công nghiệp, thường khoảng 10 năm, thậm chí có thể hơn.
ưu và nhược điểm của switch công nghiệp
ưu và nhược điểm của switch công nghiệp

Nhược điểm switch công nghiệp

Có lẽ, nhược điểm duy nhất của thiết bị switch công nghiệp đó chính là mức giá thành sản phẩm. Mặc dù, sản phẩm này có mức giá thành khá cao. Nhưng ngược lại; loại Switch công nghiệp này lại sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội so với những switch thông thường. Cho nên, đây là sự “đánh đổi” hoàn toàn xứng đáng đối với những ai có nhu cầu sử dụng loại switch công nghiệp này.

Cách phân biệt Switch công nghiệp

Dù thiết bị này không đa dạng về số lượng sản phẩm nếu đem chúng so sánh với các thiết bị chuyển mạng thông thường nhưng những nhà sản xuất vẫn tạo ra khá nhiều dòng sản phẩm Switch Công nghiệp và được phân thành 3 nhóm chính: Theo nhu cầu sử dụng, theo số cổng và theo nhà sản xuất.

Phân loại theo nhu cầu sử dụng

Dựa theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, IE Switch được chia thành 2 loại: Managed Industrial Ethernet Switch (Thiết bị chuyển mạch có hệ thống quản lý), Unmanaged Industrial Ethernet Switch (Thiết bị chuyển mạch không được quản lý). Trong đó:

  • Unmanaged Industrial Ethernet Switch: Loại thiết bị chuyển mạch này sẽ cho phép các thiết bị trong và ngoài hệ thống cùng được kết nối vào hệ thống một cách trực tiếp. Dòng thiết bị này sẽ không cung cấp thiết lập băng thông theo từng cổng, địa chỉ IP cho port, cấu hình mạng Lan ảo,… Điểm nổi bật của thiết bị này nằm ở giá thành thấp, dễ sử dụng và hoạt động linh hoạt, nhanh chóng.
  • Managed Industrial Ethernet Switch: Trái ngược với thiết bị ở trên, sản phẩm chuyển mạch có quản lý được thiết lập để kiểm soát mọi sự vận hành trong và ngoài vào hệ thống mạng một cách rất chặt chẽ. Người dùng có thể thiết lập được các chế độ như băng thông, đường truyền, tốc độ, cũng như IP tại cổng port. Nhưng đổi lại chính là mức chi phí cao cùng việc với phải điều chỉnh và thay đổi các thông số một cách thật hợp lý.
Cách phân biệt Switch công nghiệp
Cách phân biệt Switch công nghiệp

Phân loại loại sản phẩm theo số cổng

Số cổng của Switch công nghiệp được thiết lập đa dạng để tùy vào số lượng của thiết bị truy cập vào hệ thống mạng, các số lượng cổng phổ biến:

  • IE Switch có 4 cổng chính
  • IE Switch có 8 cổng
  • IE Switch có 16 cổng
  • IE Switch có 24 cổng
  • IE Switch có 48 cổng

Phân loại theo nhà sản xuất

Hiện nay, có rất nhiều nhãn hàng tham gia vào việc nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm Cisco Công nghiệp. Phổ biến có thể kể đến như: Planet, Cisco, Teltonika, Siemens, D-Link,…. Mỗi thương hiệu đều có một điểm nổi bật riêng, hướng đến các đối tượng người dùng khác nhau.

Trong đó, Cisco chính là một thương hiệu được ưa chuộng hàng đầu trên thị trường Việt Nam hiện nay. Có được sự tin tưởng đó chính là kết quả của độ mạnh thương hiệu, chất lượng hàng đầu hiện nay và mức giá Switch Cisco cũng khá phải chăng với những hiệu suất mà dòng sản phẩm của thương hiệu Cisco mang đến.

5 ứng dụng thực tiễn của thiết bị Switch công nghiệp

Như đã chia sẻ ở trên, switch công nghiệp chính là một thiết bị chuyển mạch, vì vậy chức năng chính và đặc biệt quan trọng của sản phẩm này đều xoay quanh hệ thống mạng kết nối. Cùng IPNET tìm hiểu 5 ứng dụng quan trọng của thiết bị này nhé!

Trong lĩnh vực điện năng lượng

Switch công nghiệp được dùng để kết nối và quản lý các thiết bị giám sát và dùng điều khiển trong hệ thống năng lượng. Như hệ thống quản lý năng lượng (EMS), hệ thống điều khiển tự động (SCADA). Và hệ thống điều khiển thông minh (ICS) để tối ưu hóa các hoạt động và quản lý năng lượng.

Trong lĩnh vực giao thông vận tải

Switch công nghiệp được dùng để kết nối và quản lý những thiết bị giao tiếp và hiển thị thông tin giao thông. Như biển báo điện tử, bảng hiển thị thông tin và hệ thống thông tin liên lạc trên các đường phố và tại các trạm giao thông chính.

Trong lĩnh vực trạm biến áp

Switch công nghiệp được dùng để kết nối và quản lý những thiết bị điều khiển và bảo vệ trong trạm biến áp. Như relay bảo vệ, hệ thống điều khiển SCADA, và PLC để giúp đảm bảo hoạt động an toàn và ổn định của hệ thống.

Trong lĩnh vực thành phố thông minh

Switch công nghiệp được dùng để kết nối và quản lý những thiết bị thông minh trong thành phố. Như hệ thống cảm biến, đèn đường thông minh, hệ thống quản lý nước và hệ thống giao thông thông minh để tối ưu hóa hoạt động và quản lý thông tin của thành phố.

Lời kết

Trên đây là tất cả thông tin quan trọng liên quan đến Switch công nghiệp. Mong rằng với bài viết trên của IPNET bạn sẽ hiểu về khái niệm, ưu nhược điểm và ứng dụng của Switch trong thực tiễn.

Cập nhật lần cuối: 02:11, 03-10-2024
0981086768